Những năm trở lại đây, du lịch Ninh Bình phát
triển thu hút số lượng lớn du khách đến tham quan, khám phá, nghỉ dưỡng cũng vì
thế mà nhiều món ăn dân dã của vùng trở nên nổi tiếng, được nhiều người yêu
thích và trở thành thương hiệu như thịt dê, cơm cháy, rượu Kim Sơn… và tất
nhiên không thể thiếu được mắm tép Gia Viễn.
Nếu bạn muốn thưởng thức món đặc sản dân dã này thì hãy nhanh chóng tham gia Tour Du lịch Ninh Bình cùng với Sinhcafe nhé!
Cũng giống như việc làm ra những món đặc sản
khác của vùng như dê núi, cua đồng rang lá lốt, ốc núi… người dân xã Gia Viễn
đã biết tận dụng đặc điểm tự nhiên của địa lý nơi mình sinh sống để sáng tạo ra
món ăn dân dã này. Bao bọc bởi dòng sông Hoàng Long, sông Đáy và sông Bôi, Gia
Viễn được tắm mát bằng những đầm nước ngọt ngàn năm ẩn khuất
sau những ngọn núi đá. Từ dòng nước ngọt này đã sản sinh ra loại tép riu cực
ngon để làm nên loại mắm tép đặc biệt, chỉ có ở Gia Viễn, Ninh Bình.
Để chế biến ra loại mắm tép ngon nức tiếng, người làng Gia Viễn chỉ chọn loại tép riu làm nguyên liệu
chế biến thành mắm. Tép riu phải là tép già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam bởi
tép gạo tuy to và nạc hơn nhưng làm mắm lại không ngon.
Người dân nơi đây phải thức dậy từ tờ mờ sáng để kéo những mẻ tép tươi ngon làm mắm. Mẻ tép vừa đánh về được nhặt sạch các loại rong, rêu, rác bẩn và
cá tạp, để thật khô ráo rồi chế biến theo công thức thông dụng. Khi cho
tép vào chum ủ, phải cho một dụng cụ tròn đứng như cái giỏ nhưng to và đều nhau
để vào giữa ngang bằng miệng vại mới cho tép vào. Để muối tép đều phải
được đậy nắp kín. Thời gian ủ càng lâu càng tốt, nhưng ít nhất cũng phải từ sáu
tháng trở lên mới dùng được. Quả cũng mất khá nhiều thời gian để đợi cho mẻ mắm
tép ngon ra đời.
Mắm tép Gia Viễn thành phẩm
có màu đỏ tươi đẹp mắt, lại có mùi thơm và vị mặn ngọt đặc trưng mắm tép. Dùng
mắm tép Gia Viễn không cần cho thêm bột ngọt mà mắm vẫn có vị ngọt rất quyến rũ
vị giác. Mắm tép “chín” có độ sánh như mật ong.
Mắm tép ăn xổi (ủ được
khoảng một tháng) có thể rang với gừng hoặc rang với thịt ba chỉ. Nếu nấu làm
nước mắm thì cho mắm tép vào một chiếc túi vải vắt kiệt nước rồi cho vào nấu
sôi, lửa vùa phải, nếu muốn ăn mắm đặc thì nấu lâu hơn một chút. Để tăng độ
thơm ngon cho nước mắm, có thể lấy đậu xanh rang vàng, giã nhỏ bỏ vào nồi nước
mắm, khi đó mắm tép có màu nâu sẫm nhưng sánh và trong.
Mắm tép có thể làm quanh năm
nhưng ngon nhất vẫn là mùa đông vì tép mùa này béo, nhiệt độ cũng không cao nên
được mắm và mắm ngon.
Từ ngàn năm nay người dân
nơi đây đã dùng tép riu để làm mắm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của họ. Nhiều
năm về trước, ở đây nhà nhà làm mắm tép, mắm tép trở thành món ăn không thể thiếu
trong bữa cơm của mỗi gia đình. Giờ đây, tuy không còn phổ biến và đại trà như
trước đó nhưng mắm tép vẫn là món khoái khẩu và thường xuyên có mặt trong thực
đơn của những người dân xứ chiêm trũng này.
0 comments:
Post a Comment